Văn Hoá Cội Nguồn

Vai Trò và Giá Trị của Phụ Nữ trong Xã Hội Cổ Việt Nam

Người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa có một vai trò khá cao trong xã hội của họ, so với người phụ nữ trong các xã hội láng giềng. Hơn thế nữa giá trị của họ trong xã hội cổ truyền tương đối cũng cao hơn các phụ nữ các nước lân cận. Bài viết này lược khảo những chỉ tiêu chung trên phương diện xã hội học và văn hóa để đưa đến kết luận kể trên.

Bối Cảnh

Văn Hóa Trung Hoá, đặc biệt là Khổng Học, băt đầu thế kỷ thử Năm trước Tây Lịch, tử thời cổ đã có một ảnh hưởng sâu đậm đến các quốc gia Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn.

Sụ ảnh hưởng này lại rất nặng nề trong xã hội cổ Việt Nam: Trung Quốc cai trị Việt Nam gần một ngàn năm, và trong tiến trình đó đã cố đồng hóa Người Việt, từ hệ thống chinh trị cho đến giáo dục và tập quán.

Trong nền văn hóa đó, người phụ nữ đóng một vai trò tương đối thấp. Khổng từ đã từng nói, nôm na như sau. Ta có 3 điêu sung sướng, trong vạn vật được làm người, là người khỏe mạnh, và là đàn ông.

Vai trò của người phụ nữ trong Khổng giáo được tóm tắt trong quan niệm Tam Tòng: Tại Gia Tòng Phụ, Xuất Giá Tòng Phu, Phu tử Tòng Tử. Có nghĩa rằng, phận người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải nghe lời cha, khi đi lấy chồng thì nghe lời chồng, khi chồng chết thì phải theo con (trai). Cái quan niệm đó, tuy có giá trị với mục tiêu ổn định xã hội, nhưng lại độc đoán, ép người phụ nữ vào một khuôn phép chật hẹp. Sự suy nghĩ và hành động cá nhân phải tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình trong từng giai đoạn của cuộc sống.

Các xã hội dựa lên nếp sống du mục, một thí dụ cực đoan là Mông Cổ, đặt nặng vào sụ trật tự triệt để. Người tù trưởng đóng một vai trò tuyệt đối, nói chung, trong xã hội. Và trong gia đình, người đàn ông nắm quyền tối đa. Đó việc tổ chức xã hội đó đặt nặng vào hiệu năng. Những nhu cầu của tập thể, nhất là sồng còn và yên ổn, đưa đến việc giới hạn lại các cuộc thảo luận "dân chủ" trong gia đình và trong xã hội. Thêm nữa, trong cuộc sống, mà nền tảng căn bản là sinh tồn, cho tập thể cũng như cá nhân, sức khỏe tự nhiên của phái nam được trọng dụng, và vì vậy là yếu tố quan trọng trong các quyết định thuộc gia đình và xã hội.

Xã hội Việt Nam

Các xã hội dựa trên nông nghiệp có khuynh hướng tổ chức theo mô thức đồng thuận và tản quyền. Làm chủ các mẫu ruộng đưa đến sự độc lập của cá nhân và gia đình trong môi trường tập thể, và ý kiến của các chủ nhân đó phải được tôn trọng. Nói nôm na, xã hội nông nghiệp tổ chức theo hàng ngang, thay vì theo hàng dọc như những xã hội dựa trên du mục và sống trên lưng ngựa.

Chẳng thế, ý niệm về dân chủ phát sinh ở Hy Lạp cổ, mà sự trồng trọt và trao đổi thương mại. Ờ Việt Nam, "Văn Hóa Sông Hồng" là một đặc thù của xã hội cổ Việt Nam, mà sự hài hòa và đồng thuận là nguyên tắc căn bản trong các sinh hoạt gia đình và xã hội. Việc canh tác lúa gạo cần sự hợp tác của mọi người, trong khi kinh tế du mục và săn bắn dụa vào ưu thế thiên nhiên của phải nam. "Văn Hóa Sông Hồng" phát xuất từ vùng châu thổ sông Hồng. Hạ lưu Hồng Hà tập trung nhiều ruộng đất canh tác lúa gạo.

Theo Giáo Sư Trần Đình Trị, tiến sĩ về môn xã hội học và về Việt Hóa Việt Nam, xã hội Việt Nam gốc nguồn Đông Nam Á, ngoài việc bị ảnh hưởng của Trung Hoa và Ấn Độ, mà chế độ phụ hệ là chính yếu. Một số các quốc gia gốc Đông Nam Á theo chế độ mẫu hệ, hoặc nếu không theo, thì cũng không hoàn toàn phụ hệ như Trung Hoa.

Ngoài phương diện xã hội và nhân chủng học, phương thức nghiên cứu qua văn hóa, ý niệm xã hội, và sử cũng là một cách xem xét vai trò của phụ nữ trong xã hội.

Một dẫn chứng lịch sử là Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu tập Hội Nghị Diên Hồng vào năm 1284 để trưng cầu dân ý, với mục đích là tập thể người Việt phải quyết định chung là đánh hay hòa với đế quốc Mông Cổ. Tính chất của Hội nghị công nhận mọi người có quyền góp ý kiến, và khi có quyết định chung, thì mọi người phải tuân theo. Tinh thần "dân chủ" đó, mặc dầu không hoàn hảo như xã hội văn minh hiện tại, cũng đã công nhận quyền có ý kiến của mọi người trong xã hội, và cũng trong gia đình.

Huyền Sử về nguồn gốc Người Việt--thủy tổ Lạc Long Quân và Tiên Nữ Âu Cơ-- nói đến sự cao quý của Tộc Việt, và cũng nói đến sự ngang hàng về tính chất quý phái của Rồng và Tiên. Chẳng may khi duyên của họ không còn, sự chia tay cũng nói đền bình đằng. Lạc Quân tiên sinh đề nghị phu nhân giữ 50 người con. Đề nghị xuất phát từ phái mạnh nói lên tình thẩn bình đẳng và sụ tôn trọng vai trò của phụ nữ trong gia đình. Không có sự tranh chấp, và bà Âu Cơ cũng không phải đòi hỏi và phải tranh chấp.

Ca dao và Tục Ngữ Việt Nam gói ghém không ít thì nhiều lối sống, sinh hoạt và suy nghĩ của Người Việt. Một trong những câu thịnh hành về mối tương quan và phân quyền của xã hội cổ Việt, "Lệnh Ông Không Bằng Cồng Bà," trong phần lớn gia đình cổ Việt Nam đã duy trì nếp văn hóa đó.

Người phụ nữ Việt Nam trong thời lập quốc cũng đóng một vai trò quan trọng: đó là việc lãnh đạo quốc gia và ngay cả trong chiến trận. Nhị vị Trưng Trắc và Trưng Nhị trong thế kỷ đầu tiên Tây Lịch là thủ lĩnh trong phong trào dành độc lập đáng kể. Họ là người Việt đầu tiên với thực lực tranh đấu chính trị và quân sự, trong thời Hán đô hộ Việt Nam. Sau họ là bà Triệu Thị Trinh.

Vai trò lãnh đạo của họ nói lên tư tưởng của xã hội Việt cổ là đã sẵn sàng, không những không phản kháng mà còn, ủng hộ vai trò của phụ nữ trong việc lãnh đạo quốc gia và xã hội. Quan trọng hơn nữa, là sự phóng khoáng, trong tư tưởng của nam và nữ về vai trò phái nữ trong xã hội, đã khiến hai vị Trưng Trắc và Nhị, Triệu Thị Trinh và quần chúng tham dự vào phong trao giải phóng dân tộc, mà không cẩn phải qua bất cứ giai đoạn nào để tranh luận vấn đề nam nữ bình quyền. Trong lịch sử hiện đại, phụ nữ tham gia vào cuộc cách mạng kháng Pháp gổm cả Cô Bắc và Cô Giang. Phía bên cộng sản, Nguyễn thị Minh Khai đã sang Mạc Tư Khoa học trường Đai học Lao Động Đông Phương, sau đó đổi thành trường Đại học Lenin. Chúng ta không đồng ý với quan niêm chính trị của bà ta, nhưng cúng không phủ nhận ý chí chống Pháp của người phụ nữ Việt, một xã hội Việt tiến bộ vói ý niệm nam nữ bình quyền đã đào tạo được các phụ nữ sẵn sàng nhận lãnh trách nhiêm với quốc gia, và một xã hội văn minh đã chấp nhận vai trò của phụ nữ trong đời sống và sinh hoạt quốc gia.

Xã hội Việt thời Lê trung Hưng đạt thêm sự bình quyền và tôn trọng người phụ nữ trong các phương diện xã hội khác. Sụ bình đẳng trong tư tưởng, nhưng tương đối trong thực chất xã hội lúc đó, tạo nên một môi trường, tuy giới hạn nhưng cũng đào tạo được các văn hào danh tiếng như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, và Bà Huyện Thanh Quan. Chúng ta không được may mắn để được biết thêm các nữ văn nhân khác không đạt được danh tiếng như họ. Nhưng với môi trường xã hội kể trên, chúng ta không có sụ nghi ngờ là cũng có thể có các "tiểu" văn sĩ / văn hào phái nữ.

Quan trọng hơn nữa là giá trị văn chương của các nữ sĩ kể trên. Các tác phẩm của họ, không ít thì nhiều, đề cập đến đời sống nội tâm và cái nhìn của phụ nữ. Bà Đoàn Thị Điểm phiên dịch cuốn Chinh Phụ Ngâm, một trước tác của ông Đặng Trân Côn, nói đến sự khó khăn và tâm trạng người vợ đợi người chồng khi ông ta đi công tác. Bà cũng nổi tiếng về các câu thơ và câu đối đáp dựa trên quan điểm của người phụ nữ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đi xa hơn nữa về quan niệm của phụ nữ về tính dục và tương quan nam nữ mà mãi đến cuối thế kỷ 19 sang 20 các vãn sĩ Âu Mỹ mới khai phá.

Sang đến thời Pháp thuộc, phụ nữ Việt cũng tiên phong tham dự vào nền văn học mới và vào báo chí. Ở miền Nam, đặc săc nhất là Nguyễn Ngọc Khuê, bút hiệu Sương Nguyệt Ánh. Bà sinh thời và hoạt động vào cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20. Bà là ái nữ của văn hào Nguyễn Đình Chiểu, tục gọi là Đồ Chiêu. Bà là chủ bút tờ Phụ Nữ Chung, với chủ trương nâng cao dân trí, bảo vệ giai cấp lao động và mở rộng thảo luận về phụ nữ quyền. Trước đó, bà đã tham dự phong trào kháng Pháp. Ở miền Bắc, vào đầu thế kỷ 20, xuất hiện nhà báo Việt An Thôn Nữ. Nhà báo này cổ vũ cho nữ quyền.

Phụ Nữ Việt Nam trong xã hội xưa cũng đã mang những giá trị tinh thần trong gia đình rất cao (tư đức), ngoài những trách nhiệm vói xã hội (công đức). [Quan niệm cổ về giá trị của phụ nữ được gói ghêm trong câu: Công Dung Ngôn Hạnh. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, có lẽ quan niệm đó không được chấp thuận phổ quát, vì có những lý do chính đáng. Thí dụ, không thể đánh giá phụ nữ trên sắc đẹp bề ngoài (dung) được.]. Ngoài việc sát cánh với phái nam trong những công việc quốc gia (giặc đến nhà đàn bà phải đánh), người phụ nữ Việt Nam là một cộng sự viên đắc lực trong đời sống gia đình.

Không thể ai có thể phủ nhận được vai trò của phụ nữ Việt Nam trong việc nuôi nấng con cái và gầy dựng gia đình. Thiên Chức Nuôi Dưỡng (Nurturing) của Người Mẹ co lẽ cao trong xã hội Việt Nam hơn so với một số xã hội khác. Có lẽ vì thế đã có những câu ca dao "công cha nghĩa mẹ ơn thầy", "công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra." và "mẹ già như chuối ba hương". Nguồn nước thương yêu chẩy thì có lẽ không bao giờ dứt. Và vì thế, người mẹ già thì quý như chuối thơm ba hương.

Nhạc Sĩ Phạm Duy đã thể hiện đầy đủ được hình ảnh hy sinh của "bà mẹ quê" qua lời nhạc và một khúc điệu đượm hồn dân tộc súc tích, như sau.

Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều
Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu... Bà, bà mẹ quê, gà gáy trên đầu ngọn tre
Bà, bà mẹ quê, Chợ sớm đi chưa thấy về
Chờ nụ cười con, và đồng quà ngon

Người Mẹ Việt Nam miền quê, nhịn ăn cho con, thức khuya dậy sớm, tảo tần để vun xén cho con mình, cho gia đình mính, rổi quên mình đi trong thiên chức đó.

Trong một số trường hợp, người phụ nữ Việt Nam còn đảm nhiệm vai trò chính trong gia đình khi người chồng, vì lý do nào đó, không cáng đáng được nhiệm vụ của minh.

Nhà thơ Trần Tế Xương đã mô tảo công lao và đức tính cao quý của người vợ hiền của ông như sau.

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công

Người phụ nữ đó được ví như con cò gầy guộc đứng bên sông, thu vén trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn để nuôi chồng và con. Người vợ đó chấp nhận hoàn cảnh của mình, mà không một lời than vãn.

Lẽ dĩ nhiên, mức độ hy sinh và sụ chịu đựng thay đổi theo cá nhân và dựa vào hoàn cảnh trong gia đình. Và, xã hội và chúng ta không đòi hỏi mức độ hy sinh vá chịu đựng đó trong mọi trường hợp Sụ than vãn cũng cần thiết để giải tỏa những ưu phiền, và bớt đi những thiệt hại trong tinh thần.

Xã hội cổ Việt Nam dựa vào nông nghiệp, cho nên vai trò và công việc của người phụ nữ găn liền với mảnh đất và đồng áng.

Tuy nhiên, chúng ta không nghi ngờ gì cả, trong môi trường kinh tế và xã hội khác, người phụ nữ Việt Nam vấn có thể thể hiện được các đức tính cao quý của ho.

Kết luận

Sự việc và quan điểm của xã hội cổ Việt Nam về người phụ nứ Việt Nam nói lên các đức tiên tự nhiên của phụ nữ Việt Nam, và tính chất nhân bản của văn hóa cổ Việt Nam và sự tiến bộ của nền văn minh đó.

Việc đánh giá vai trò kể trên dựa vào những tục lệ, sự kiện chinh trị, các tác phẩm văn chương, mà chính sử, dã sử, ca dao, tục ngữ, và thi văn đẫ ghi lại. Lẽ dĩ nhiên, trong xã hội có những sự không đồng đều, và có những ngoại lệ, mà một số những nguyên do là thiếu phương tiện giáo dục phổ thông, thiếu một hệ thống hoàn chỉnh để truyền đạt giá trị tinh thần, thiếu các biện pháp phổ quát, hoàn cảnh lịch sử (chiến tranh và ngoại xâm) để phụ nữ có thêm cơ hội tiến thân như trong các quốc gia phát triển và truyền đạt thêm các giá trị tốt

nguyen, bick giàng môn Văn Hóa Việt Nam và Xã Hội Học tại Ervergreen Valley College và San Jose City College, 1998 - 2004,

Chú Thích: Nguyễn Thái Học là lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, một trong những đảng cách mạng chống Pháp đẩu tiên của Việt Nam của thập niên 1920s. Sử ghi rằng cuộc tổng khởi nghĩa 10 tháng 2, 1930 của Đảng thất bại. Trong số bị bắt, 13 lãnh tụ lên đoạn đẩu đài ở Yên Báy vào ngày 16 tháng 6. Sự kiện này đã khơi động tinh thần Dân Tộc Việt trong việc dành lại độc lập khỏi thực dân Pháp.

Đằng Phương là bút hiệu của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Tổng Thư Ký của Tân Đại Việt, và Giáo Sư chính trị tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.